Buồn nôn là triệu chứng mà hầu hết mọi người đều rất quen thuộc. Nó không hề dễ chịu và có thể phát sinh trong một loạt các tình huống, bao gồm cả khi bạn mang thai hay đi du lịch.
Thuốc chống buồn nôn thường được sử dụng để giúp làm giảm tình trạng này. Tuy nhiên, các loại thuốc như vậy lại có khá nhiều tác dụng phụ điển hình như là buồn ngủ.
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà giúp bạn hết cảm giác buồn nôn mà không cần sử dụng thuốc.
1. Ăn gừng
Gừng là một phương thuốc tự nhiên phổ biến thường được sử dụng để điều trị buồn nôn. Cơ chế hoạt động của nó vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng các hợp chất có trong gừng có tác dụng tương tự như thuốc chống buồn nôn. Trên thực tế, một số nghiên cứu đồng ý rằng gừng có hiệu quả trong việc giảm buồn nôn ở nhiều tình huống khác nhau.
Ví dụ, ngậm gừng hay các loại mứt, ô mai có gừng là một cách hiệu quả để giảm cảm giác buồn nôn khi mang thai.
Gừng cũng có hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng buồn nôn mà mọi người thường gặp sau khi điều trị bằng hóa trị hoặc phẫu thuật. Một số nghiên cứu thậm chí báo cáo gừng có hiệu quả như một số loại thuốc theo toa, với ít tác dụng phụ tiêu cực hơn. Không có sự đồng thuận về liều lượng hiệu quả nhất, nhưng hầu hết các nghiên cứu ở trên cung cấp cho người sử dụng nên dùng từ 0,5 đến 1,5 gram gừng khô mỗi ngày. Sử dụng gừng an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế ăn gừng nếu bị huyết áp thấp hoặc lượng đường trong máu thấp hoặc nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu.
Một số chuyên gia cũng đặt câu hỏi về sự an toàn của việc ăn gừng khô khi mang thai. Mặc dù chỉ có một số ít nghiên cứu về gừng, nhưng những nghiên cứu được thực hiện trên phụ nữ mang thai khỏe mạnh cho thấy nguy cơ tác dụng phụ thấp. Vì vậy, hầu hết các chuyên gia coi gừng là một phương thuốc an toàn, hiệu quả trong thai kỳ.
2. Tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà là một lựa chọn khác có khả năng giúp giảm buồn nôn.
Một nghiên cứu đã đánh giá tác dụng của nó ở những phụ nữ vừa sinh con. Những người tiếp xúc với mùi bạc hà đánh giá mức độ buồn nôn của họ thấp hơn đáng kể so với những người dùng thuốc chống buồn nôn hoặc giả dược.
Trong một nghiên cứu khác, tinh dầu bạc hà có hiệu quả trong việc giảm buồn nôn ở 57% trường hợp.
Trong một nghiên cứu thứ ba, sử dụng ống hít có chứa dầu bạc hà khi bắt đầu buồn nôn đã làm giảm triệu chứng - trong vòng hai phút điều trị - ở 44% trường hợp tham gia nghiên cứu.
Một số đề xuất rằng nhâm nhi một tách trà bạc hà có thể có tác dụng chống buồn nôn tương tự. Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên cứu nào xác nhận hiệu quả của nó.
3. Thử châm cứu hoặc bấm huyệt
Châm cứu và bấm huyệt là hai kỹ thuật thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị buồn nôn và nôn.
Trong quá trình châm cứu, kim mỏng được đưa vào các huyệt đạo cụ thể trên cơ thể. Bấm huyệt cũng nhằm mục đích kích thích các huyệt như châm cứu, nhưng sử dụng áp lực thay vì kim. Cả hai kỹ thuật đều kích thích các sợi thần kinh, truyền tín hiệu đến não và tủy sống. Những tín hiệu này được cho là có khả năng giảm bớt buồn nôn. Chẳng hạn, hai đánh giá gần đây báo cáo rằng châm cứu và bấm huyệt giúp giảm nguy cơ bị buồn nôn sau khi phẫu thuật từ 28 đến 75%.
Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy rằng cả hai dạng đều có hiệu quả như thuốc chống buồn nôn trong việc giảm triệu chứng, hầu như không có tác dụng phụ tiêu cực. Tương tự, hai đánh giá khác báo cáo rằng bấm huyệt làm giảm mức độ nghiêm trọng của buồn nôn và nguy cơ phát triển nó sau hóa trị liệu. Cũng có một số bằng chứng cho thấy châm cứu có thể làm giảm buồn nôn khi mang thai, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn về điều này.
4. Một lát chanh
Mùi thơm của các quả họ cam quýt, chẳng hạn như mùi từ một quả chanh tươi, có thể giúp giảm buồn nôn ở phụ nữ mang thai.
Trong một nghiên cứu, một nhóm gồm 100 phụ nữ mang thai được hướng dẫn hít tinh dầu chanh hoặc hạnh nhân ngay khi họ cảm thấy buồn nôn. Vào cuối cuộc nghiên cứu kéo dài 4 ngày, những người trong nhóm chanh đánh giá mức độ buồn nôn của họ thấp hơn tới 9% so với những người dùng giả dược dầu hạnh nhân.
Cắt một quả chanh hoặc đơn giản là bóc vỏ của nó cũng có tác dụng tương tự vì đều giúp giải phóng tinh dầu chanh vào trong không khí. Một lọ tinh dầu chanh là lựa chọn rất thích hợp để sử dụng khi bạn phải đi xa và di chuyển nhiều.
5. Kiểm soát hơi thở của bạn
Hít thở chậm, sâu cũng có thể giúp giảm buồn nôn.
Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã cố gắng xác định liệu pháp nào hiệu quả nhất trong việc giảm buồn nôn sau phẫu thuật. Họ hướng dẫn người tham gia hít vào từ từ qua mũi và thở ra bằng miệng ba lần, trong khi tiếp xúc với nhiều mùi hương khác nhau. Tất cả những người tham gia, bao gồm cả những người trong nhóm giả dược, báo cáo giảm buồn nôn. Điều này khiến các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng hơi thở có kiểm soát có thể mang lại sự nhẹ nhõm.
Trong một nghiên cứu thứ hai, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng liệu pháp mùi hương và kiểm soát hơi thở đều làm giảm buồn nôn một cách độc lập. Trong nghiên cứu này, hơi thở có kiểm soát đã giảm được 62%.
Kiểu thở được sử dụng trong nghiên cứu cuối cùng này yêu cầu những người tham gia hít sâu vào bằng mũi nín thở 3 nhịp, sau đó thở ra thật chậm bằng miệng và cũng đếm đến 3 mới tiếp tục hít sâu vào.
6. Sử dụng một số loại gia vị
Một số loại gia vị là phương thuốc phổ biến tại nhà thường được khuyên dùng để chống buồn nôn.
Hầu hết các loại gia vị này chỉ được dùng hỗ trợ trong một vài món ăn. Tuy nhiên, khả năng chống buồn nôn của ba loại gia vị này đã được công nhận bởi một số bằng chứng khoa học:
- Bột cây thì là: Có thể làm giảm các triệu chứng kinh nguyệt, bao gồm buồn nôn và giúp phụ nữ trải qua một chu kỳ kinh nguyệt thoải mái hơn.
- Quế: Có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của buồn nôn mà phụ nữ gặp phải trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Chiết xuất thì là: Có thể giúp cải thiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, táo bón và tiêu chảy ở những người bị IBS.
- Mặc dù ba loại gia vị này có thể giúp giảm buồn nôn ở một số người, nhưng vẫn có rất ít nghiên cứu tồn tại và cần nhiều bằng chứng hơn nữa trước khi đưa ra kết luận mạnh mẽ.
Cũng đáng lưu ý rằng các nghiên cứu ở trên đã sử dụng liều lượng dao động từ 180 - 420 mg mỗi ngày. Những liều lớn này rất khó đạt được thông qua việc sử dụng hàng ngày bằng các loại gia vị.
7. Hãy thử thư giãn cơ bắp của bạn
Thư giãn cơ bắp của bạn có thể giúp giảm buồn nôn.
Một kỹ thuật mà mọi người đã sử dụng để đạt được hiệu quả được gọi là thư giãn cơ tiến bộ (PMR). Nó đòi hỏi các cá nhân phải giảm bớt căng thẳng và thư giãn cơ bắp của họ theo một trình tự liên tục như một cách để thư giãn về cả thể chất lẫn tinh thần.
Một đánh giá gần đây cho thấy PMR là một cách hiệu quả để giảm mức độ nghiêm trọng của buồn nôn do hóa trị liệu. Trong nghiên cứu, một nhóm bệnh nhân hóa trị liệu được xoa bóp tay hoặc chân 20 phút trong quá trình điều trị. So với những người không được mát-xa, những người tham gia mát-xa có khả năng bị buồn nôn ít hơn khoảng 24% sau đó.
8. Bổ sung Vitamin B6
Vitamin B6 ngày càng được khuyên dùng như một phương pháp điều trị thay thế cho phụ nữ mang thai muốn tránh các loại thuốc chống buồn nôn.
Một số nghiên cứu báo cáo rằng bổ sung vitamin B6, còn được gọi là pyridoxine, làm giảm buồn nôn khi mang thai thành công. Vì lý do này, một số chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung vitamin B6 trong thai kỳ như là một liệu pháp điều trị đầu tay chống buồn nôn nhẹ. Liều vitamin B6 vào khoảng 200 mg mỗi ngày thường được coi là an toàn trong thai kỳ và hầu như không có tác dụng phụ. Do đó, liệu pháp thay thế này cũng đáng để thử.
9. Mẹo bổ sung để giảm buồn nôn
Ngoài các mẹo ở trên, một vài khuyến nghị khác có thể làm giảm khả năng buồn nôn hoặc giúp giảm các triệu chứng của nó. Phổ biến nhất bao gồm:
- Tránh thức ăn cay hoặc béo: Một chế độ ăn nhạt bao gồm các loại thực phẩm như chuối , gạo, táo, bánh quy giòn hoặc khoai tây nướng có thể làm giảm buồn nôn và giảm khả năng đau dạ dày.
- Thêm protein vào bữa ăn của bạn: Bữa ăn giàu protein có thể chống buồn nôn tốt hơn bữa ăn nhiều chất béo hoặc carbs.
- Tránh các bữa ăn lớn: Chọn các bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn khi bạn cảm thấy buồn nôn có thể giúp giảm các triệu chứng của bạn.
- Đứng thẳng sau khi bạn ăn: Một số người có nhiều khả năng bị trào ngược hoặc buồn nôn nếu họ nằm xuống trong vòng 30 đến 60 phút sau bữa ăn.
- Tránh uống trong bữa ăn: Uống bất kỳ chất lỏng nào trong bữa ăn có thể làm tăng cảm giác no, điều này có thể gây ra cảm giác buồn nôn ở một số người.
- Giữ nước: Mất nước có thể làm buồn nôn. Nếu buồn nôn của bạn đi kèm với nôn mửa, hãy thay thế chất lỏng bị mất của bạn bằng chất lỏng giàu chất điện giải như oresol, nước canh rau hoặc đồ uống thể thao.
- Tránh mùi mạnh: Những thứ này có thể làm tăng cảm giác buồn nôn, đặc biệt là khi mang thai.
- Tránh bổ sung sắt: Phụ nữ mang thai có lượng sắt bình thường nên tránh bổ sung sắt trong ba tháng đầu vì chúng có thể làm nặng thêm cảm giác buồn nôn.
- Tập thể dục: Tập thể dục nhịp điệu và yoga có thể là những cách đặc biệt hữu ích để giảm buồn nôn ở một số người.
Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận